Xin chia sẻ với quý độc giả lời bài tân cổ giao duyên rất dễ thương nằm trong album Tình Xuân 3 với sự trình bày của 3 nữ ca sỹ xinh đẹp Thùy Trang, Hà Phương và Yến Khoa (nghệ danh cũ của ca sỹ Hoàng Châu). Đây là một trong những bài tân cổ giao duyên hiếm hoi có đủ 6 câu.
MỜI ANH VỀ THĂM QUÊ EM
Tân nhạc: Thùy Linh
Lời vọng cổ: Minh Tân
TÂN NHẠC
Bình minh sáng tươi quê em ruộng lúa bao la đầy đồng
Gió nhè nhẹ lay ngả nghiêng cành lúa trổ bông
Bờ đê đọng sương ướt mướt
Trời xanh nhởn nhơ chim ca
Líu lo tung tăng nắng mai chan hòa
Ơi hò ơi hò ơi ơi hò ơi
Em mời anh ghé thăm chốn đây một lần
Mời mời anh về quê em
Có tiếng ca đậm tình
Tiếng ca trìu mến đậm tình quê hương
Mời anh đến thăm quê em mùa lúa chín vui rộn ràng
Tiếng hò hò lơ ngày vui gặt hái rền vang
Đẹp áo bà ba trắng xóa
Bàn tay dịu dàng nhanh nhanh
Cắt nhánh lúa thơm ngát hương hai mùa
Ơi hò ơi hò ơi ơi hò ơi
Vui là vui bước em trĩu nặng đường về
Nhịp nhàng khoan hò khoan khoan
Gánh lúa nhanh về làng
Những đêm trời sáng nhịp chày khua vang
Những đêm trời sáng nhịp chày khua vang
Những đêm trời sáng...nhịp chày khua vang.
VỌNG CỔ
CÂU 1
Ánh nắng lung linh trải dài trên đồng lúa đang mùa đươm bông nở rộ...
Ngọn gió heo may nhẹ lay xào xạc như âm vang khúc hát ân...tình.
Sông nước phù sa vun đắp đôi bờ
Nghiêng bóng nước hàng dừa thơ mộng, anh hãy một lần dừng lại Bến Tre
Sẽ không quên người em gái thơ ngây, áo trắng bà ba tóc xõa vai gầy.
Điểm nụ cười cho đôi má thêm duyên, nón lá nghiêng vành qua cầu tre lắc lẻo.
CÂU 2
Đây những chiếc bánh do tay em gói, dậy sớm thức khuya quạt lửa canh nồi.
Bánh lá gói đậu xanh thơm béo nước dừa.
Hạt nếp trắng trong thơm nồng lá dứa, ngon ngọt đậm đà hương vị miền quê.
Anh hãy một lần dừng lại quê em, cảm thông được tình người chơn chất.
Chợt bỗng dưng em thẹn thùng cúi mặt, có lẽ tại vì anh đắm đuối nhìn em.
CÂU 3
Dân quê em thật lòng mến khách, dù người xa lạ chân trời góc biển.
Vẫn xem dường như đã thân quen, phiên chợ đông bao người tấp nập.
Trên bến dưới thuyền rộn rã tiếng cười vui, lời đã ngọt xin anh đừng từ chối.
Người tạm gác hành trang xin dừng bước lại, ngắm phong cảnh hữu tình miền sông nước quê em.
Anh hãy trút bụi đường vai áo, dạo lúc chợ đông vui như trẩy hội xuân về
TÂN NHẠC
Ơi hò ơi hò ơi ơi hò ơi
Em mời anh ghé thăm chốn đây một lần
Mời mời anh về quê em
Có tiếng ca đậm tình
Tiếng ca trìu mến đậm tình quê hương
Mời anh đến thăm quê em mùa lúa chín vui rộn ràng
Tiếng hò hò lơ ngày vui gặt hái rền vang
Đẹp áo bà ba trắng xóa
Bàn tay dịu dàng nhanh nhanh
Cắt nhánh lúa thơm ngát hương hai mùa
Ơi hò ơi hò ơi ơi hò ơi
Vui là vui bước em trĩu nặng đường về
Nhịp nhàng khoan hò khoan khoan
Gánh lúa nhanh về làng
Những đêm trời sáng nhịp chày khua vang
VỌNG CỔ
CÂU 4
Đêm sáng trăng thanh lấp lánh trời cao muôn vì tinh tú.
Trầm bỗng khua vang tiếng chày gõ nhịp thương quá quê hương đất rộng sông...dài
Một nắng hai sương tay lấm chân bùn.
Đổ giọt mồ hôi trên đồng ruộng lúa, cuộc sống thanh bần nhưng trăng sáng vô tư.
Mùa lúa vàng đồng hòa tiếng hát miên man, mỗi hạt lúa là niềm vui chan chứa.
Cuộc sống yên vui nơi miền quê lai láng, cây trái xanh tươi trĩu nặng trên cành.
CÂU 5
Trên mảnh đất quê em trải rộng, Chợ Lách Mỏ Cày Bình Đại Ba Tri.
Rồi ngược xuôi Châu Thành Thạnh Phú, tiếng hát hò vàng mùa gặt hái đong đầy.
Tiếng sáo du dương của trẻ mục đồng.
Cảnh vật như thơ khi chiều nhạt nắng, quyện khói lam chiều bên bếp lửa nhà tranh
Một chiếc thuyền ngư phủ giăng câu, cánh cò trắng tìm về nơi tổ ấm.
Đẹp biết bao quê hương em bình dị, tha thiết mời anh với cả chung tình.
LÝ CÁI MƠN
Về Giồng Trôm, người đi vẫn nhớ.
Phảng phất vương môi ngọt ngào đắm say hồn ai
Sẽ không quên lần đã nếm hương thơm kẹo dừa
Quà anh mua gửi về người thân, quê Bến Tre nơi nào hơn.
Nơi xứ dừa nức danh tiếng kẹo dừa ngon.
Mùa sâu riêng vườn cam nhãn chín, nếm thử đi anh cây vườn Cái Mơn oằn sai.
Suốt quanh năm vườn cho trái chín ngon tuyệt vời.
Bờ đê xanh nối về làng quê, vang tiếng ai đùa vui.
Cô gái làng gánh đôi lúa nặng oằn vai.
CÂU 6
Bến Tre có hàng dừa đang nghiêng mình soi bóng, như vầng thơ dành tô điểm cho đời.
Đón anh đến với quê em, xứ dừa trĩu nặng lúa đồng chín thơm.
Tình quê nồng thắm thiết tha, mời anh bánh lá gói lòng nhớ thương.
Một bài ca vọng cổ rất hay viết về người mẹ, dựa theo nhật ký của chú Nguyễn Chiến Bình, tác giả Võ Nguyễn Huê Hồng đã viết nên những lời ca cổ đầy cảm xúc. NSND Trọng Hữu đã trình bày rất thành công bài ca này.
NÓI LỐI
Khi bóng chiều chen lạnh cuối rừng sâu
Người lính trẻ thoáng nghe lòng xao động
Hướng mắt xa xăm về chân trời cao rộng
Hình bóng quê nhà ẩn hiện dưới màn sương
Ầu ơ...
Chiều chiều nghe tiếng nhái kêu
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
LÝ BA TRI
Hoàng hôn cảnh sắc nên thơ
Khúc nhạc não lòng tràn dâng nỗi nhớ
Miền quê thấp thoáng xa xa
Bên mái tranh nghèo mắt mẹ chờ mong
Thương đứa con xa nhà thăm tháng bận hành quân
Thương đứa con xa nhà thăm tháng bận hành quân
CÂU 1
Mẹ ơi có phải nỗi chờ mong sánh tựa núi sông dạt dào tình yêu nước.
Dù năm tháng gian lao dù mưa bom bão đạn mẹ vẫn thiết tha chờ đợi buổi tao phùng.
Con nguyện xứng danh truyền thống anh hùng
Giã từ trường lớp xa thầy xa bạn, con lại lên đường nối bước cha ông. (-)
Nơi tiền phương con hăng hái lập công, chiến đấu hy sinh vì tự do độc lập.
Dù khó khăn thử thách nguy nan con vẫn kiên cường xông lên phía trước.
CÂU 2
Rừng U Minh những chiều mưa gợi nhớ, nhớ lắm mẹ ơi hình bóng quê nhà.
Êm ái lời ru bên vòng tay mẹ hiền hòa.
Nỗi sục sôi thù nhà nợ nước, cậu bé mới mười ba tuổi đầu đã trở thành chiến sĩ giải phóng quân.(-)
Biết tự hào cầm súng đấu tranh, và rất đỗi hờn căm trước cảnh hy sinh của đồng đội.
Biết xót thương bao đồng bào vô tội đang bị đọa đày dưới ách nô lệ lầm than.
NÓI LỐI
Sau trận đánh công đồn năm ấy
Nơi căn cứ một mình trằn trọc nỗi niềm thương
Rừng U Minh tràm thơm ngát mùi hương
Nghe tiếng mưa rơi mà chạnh lòng người lính trẻ
NAM AI
Lắng nghe...
Vẳng đâu đây, nỗi nhớ âm thầm
Hòa lẫn tiếng dế ngâm, như khúc nhạc não lòng.
Kỷ niệm thời thơ ấu hồn nhiên
Đậm tình ấm áp thân thương
Con ước ao ngày sum họp gia đình
Để được báo hiếu mẹ cha
Nhớ mùa thu lịch sử năm nào
Nơi đầu làng mẹ tiễn cha đi
Giương cao ngọn cờ hồng
Vì tổ quốc hi sinh
Con hướng về quê hương đất mẹ
Tìm dư âm một chút thâm tình.
Để xua tan nỗi u buồn, trong những tháng ngày xa quê.
CÂU 5
Những năm tháng xa xôi dủ ở nơi đâu con vẫn nhớ về quê mẹ.
Mỗi lúc hành quân dừng chân con viết vội trang nhật ký buồn vui thắm đượm máu tim...mình
Ôi từng chữ từng trang theo suốt cuộc hành trình.
Con thầm hỏi vì sao gia đình ta không một ngày sum họp, vì đâu mà con không được báo hiếu mẹ cha.
Vì đâu cứ mãi kéo dài sự cách xa, vì đâu mẹ cạn khô nước mắt khi hay tin đứa con hi sinh dù đó không phải là sự thật.
Tất cả đều do giặc thù xâm lược và bè lũ tay sai bạo ác tham tàn.
LÝ CON SÁO
Thuở ấu thơ con phải sống nương nhờ nhà dân.
Áo không được lành cơm chẳng được no, vì cha mẹ bận công tác xa.
Phát huy truyền thống anh hùng chúng con học tập nên người.
Lòng nguyện thề làm người con hiếu trung tung cánh chim bốn phương trời xa.
Khi tổ quốc cần là chúng con hiến dâng, dẫu khó khăn cũng không từ nan.
CÂU 6
Mấy mươi năm trên đường xuôi ngược, con luôn khắc ghi lời nhắn nhủ thâm tình. (-)
Chiến đấu hy sinh vì mục tiêu cao cả, bình yên hạnh phúc đến muôn nhà.
Vững niềm tin con hành quân vào trận mới, tiến bước dưới cờ vì đảng vì dân.
Chia sẻ hợp âm điệu Lý Qua Cầu dành cho các bạn đam mê bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử - cải lương. Có thể ứng dụng trong tập luyện, giao lưu, biểu diễn, hòa âm phối khí. Đây là hợp âm theo cảm nhận cá nhân, tùy mỗi người có thể có cách hòa âm khác nhau.
Hợp âm Lý Qua Cầu dây đào (Dm)
Dòng [Dm]kinh in bóng ai qua [Dm]cầu
Con [F]cò trăng [Bb]trắng bay về nơi [C]đâu ơi hỡi ai [Am]ơi
Ở làng quê [Dm]xưa em chờ anh dẫu tháng năm [Dm]dài
Dòng sông bến [G]nước có [Am]vơi tình này không [Dm]vơi
Trong [Dm]bóng vầng trăng người [Bb]ơi mây xa [C]rồi tình [Am]vẫn chung [Dm]tình.
Người [Dm]ơi xa cách nhau muôn [Dm]trùng
Nhưng [F]lòng không [Bb]cách cho dù sông [C]sâu hay núi cao [Am]cao
Đường hành quân [Dm]xa dù xa vẫn nhớ quê [Dm]nhà
Dòng sông in [G]bóng sớm [Am]trưa nhịp cầu em [Dm]qua
Mai [Dm]mốt cò bay về [Bb]quê hát với [C]em điệu [Am]lý qua [Dm]cầu.
(trích cải lương "Rừng Xưa", soạn giả Ngô Hồng Khanh)
Hợp âm Lý Qua Cầu dây xề đào (Em)
Lòng [Em]em như ánh trăng bên [Em]cầu
Dịu [G]hiền năm [C]tháng mang niềm [D]vui đồng xanh tắm ruộng [Bm]đồng
Đường hành quân [Em]xa viên triền sông luống nhớ quê [Em]nhà
Đường lên biên [A]giới cánh [Bm]chim nào vui phơi [Em]phới
Con [Em]sóng chòm qua lòng [C]anh hát với [Bm]em điệu Lý Qua [Em]Cầu
(trích tân cổ "Thương Nhau Hát Lý Qua Cầu", tác giả Thanh Bình)
Hợp âm Lý Qua Cầu dây kép (Gm)
Trời [Gm]khuya nghe gió reo bên [Gm]ngoài
Tâm [Bb]hồn hoang [D#]vắng, em ơi [F]lạnh sao buốt giá con [Dm]tim
Từ ngày ra [Gm]đi, chưa một khi bóng cũ quay [Gm]về
Ngồi đây ôm [C]mối tương [Dm]tư buồn lên đôi [D#]mắt
Khe [Gm]khẽ mình anh bài [D#]hát khúc ca [Dm]xưa điệu Lý Qua [Gm]Cầu
(trích tân cổ "Giao Thừa Không Có Em", tác giả Giang Tuyền)
Hợp âm Lý Qua Cầu dây xề kép (Am)
Giờ [Am]đây anh nát tan trong [Am]lòng
Tình [C]mình dang dở thôi từ [G]đây còn đâu lúc hẹn [Em]hò
Hẹn hò cùng [Am]ai tôi đã quên tiếng nói ân [Am]tình
Đường sang đất [D]Hán đớn [Em]đau một đời con [F]gái
Anh ở lại phương [G]Nam quấn khăn [Em]tang...chờ mối duyên [Am]đầu
(trích cải lương "Hoa Độc Trong Vườn", soạn giả Lê Duy Hạnh)
Đêm Lễ Hội là một sáng tác của tác giả Huỳnh Bê, nói về vẻ đẹp của vùng đất Trà Vinh trong lễ hội cúng trăng (Ok Om Bok)của đồng bào Khmer Nam Bộ, bài vọng cổ này đã được NSND Trọng Phúc trình bày rất tình cảm.
NÓI LỐI
Tôi về Trà Vinh đêm lễ hội cúng trăng
Lòng lâng lâng niềm riêng chưa cạn tỏ
Muốn nói với em những điều còn bỏ ngỏ
Lời nói chân tình sâu lắng tự con tim
CÂU 1
Anh muốn nói với em bằng tất cả niềm riêng từ con tim chân thành sâu kín.
Rằng anh đã yêu mặt nước hồ xanh êm đềm phẳng lặng yêu hàng dầu ao vuông dầm mình trong mưa nắng bão tố phong ba vẫn sừng sững với quê...nhà.
Yêu tiếng nhạc ngũ âm tha thiết đậm đà.
Đôi tay em dịu dàng bên ánh lửa, điệu Lâm Thôn làm xao xuyến lòng anh. (-)
Đến một lần sao lòng thấy bâng khuâng, quê hương với những ngôi chùa mái cong cong cổ kính.
Đất nặng ơn người cái nghĩa thủy chung, anh nặng ơn người Trà Vinh chung thủy.
CÂU 2
Qua bao cuộc biển dâu luôn vững chí như hàng dầu xanh sừng sững với quê nhà.
Tiếng em ca nghe tha thiết đậm đà.
Dìu dặt âm ba vút ngàn như sơn ca buổi sáng, nghe ấm lòng câu hát ơi bòn ơi. (-)
Mai anh đi rồi chắc đêm sẽ chơi vơi, nhớ lắm đồng quê nhớ người em gái nhỏ.
Đêm cúng trăng kỷ niệm đầu còn đó, phum sóc đợi anh về cho thỏa nhớ mong.
NÓI LỐI
Kỷ niệm êm đềm anh giữ mãi cho em.
Không gian chìm trong tiếng đàn đêm tha thiết.
Hàng dầu cao nghiêng mình soi bóng nước.
Anh nắm tay em hẹn buổi tao phùng.
CÂU 5
Anh sẽ về lại phum sóc thân thương thăm ao Bà Om của quê hương Trà Vinh yêu mến,
Về để nghe con tim mình một lần xao xuyến một thoáng bên nhau bao kỷ niệm...êm...đềm.
Cho anh được gọi nơi đây hai tiếng quê nhà.
Nơi có nhiều bà mẹ già đã nhiều đêm thức trắng, nhớ thương chồng và những đứa con xa. (-)
Trà Vinh ơi mảnh đất tôi qua, ngày đầu gặp nhau em e thẹn mời tôi ăn cốm dẹp.
Nếp mới thơm thơm tình quê hương xứ sở, ai nỡ phụ tình quê nỡ quên cội quên nguồn.
CÂU 6
Tôi về đêm hội cúng trăng, êm êm tiếng nhạc thăng trầm thiết tha,
Dịu dàng nghe tiếng em ca, hồ lai gợn nước trăng tà rung rung.
Dẫu chưa một lần anh nói yêu em, nhưng anh thấy trong mắt em chứa đựng tình yêu trong đó.
Chân chất hiền hòa chỉ nơi em mới có, người con gái Khmer anh thật dạ mến thương.
Tảo tần một nắng hai sương, em như hoa thắm tỏa hương cho đời. (-)
Về Trà Vinh đêm lễ hội cúng trăng, lòng lâng lâng lời riêng chưa cạn tỏ.
Anh sẽ nói yêu em tiếng yêu còn bỏ ngỏ, lời nói chân thành xuất phát tự con tim.
Hợp âm Lý Phước Châu cải lương
Chia sẻ hợp âm điệu Lý Phước Châu dành cho các bạn đam mê bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử - cải lương. Có thể ứng dụng trong tập luyện, giao lưu, biểu diễn, hòa âm phối khí.
Chia sẻ hợp âm điệu Lý Phước Châu dành cho các bạn đam mê bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử - cải lương. Có thể ứng dụng trong tập luyện, giao lưu, biểu diễn, hòa âm phối khí. Đây là hợp âm theo cảm nhận cá nhân, tùy mỗi người có thể có cách hòa âm khác nhau.
Hợp âm Lý Phước Châu dây đào (Dm)
{chầu kiểu 1} [Am] [D] [Am] [D] [C] [Am] [C] [D]
{chầu kiểu 2} [Gm] [C] [Gm] [C] [F] [Dm] [F] [G] (khó ca hơn)
[D]Trông lên trời sao [G]sáng (hợp âm dành cho chầu kiểu 1)
[G]Trông lên trời sao [C]sáng (hợp âm dành cho chầu kiểu 2)
[D]Đêm dịu dàng tỏa [D]hương
[D]Nhớ phút xưa hò [Am]hẹn
Anh [G]cầm tay nói thương [D]em
Mong [G]ngày hai đứa nên [D]duyên
[G] (--) [D]
Ôi huy [G]hoàng trong ngày tân [Dm]hôn
Em [C]xinh xắn như ngọc [Dm]châu
Anh [G]đem quả mâm trầu [G]cau
[Dm]Xin rước em cùng [Dm]đi
Khi yêu [G]nhau thế gian còn [G]chi
Tình ban [Dm]đầu như nước long [G]lanh
Bàn tay [Dm]mình nhỏ bé mong [G]manh
Cùng nhau nắm [C]chặt dẫu [Am]đời qua [Dm]nhanh.
(Trích bài "Đời Phu Thê" của soạn giả Nghi Phương)
Hợp âm Lý Phước Châu dây xề đào (Em)
{chầu} [Bm] [E] [Bm] [E] [D] [Bm] [D] [E]
[E]Hoa nở đầy trên [D]núi,
[E]Chim chưa về chim vẫn [E]bay.
[E]Khi vắng lâu rừng [Bm]đợi,
thương [A]nhiều núi cũng ngóng [E]trông,
hãy [A]về xây tổ ấm [E]êm.
[A] (--) [E]
Cây [A]rừng mình lại [Em]lên,
xanh [D]xanh lá dựng chồi [Em]non,
chim [A]ơi chim nhớ về [A]mau.
[Em]Chim vẫn yêu rừng [Em]xanh,
[Em]em hãy tin lời [A]anh.
Ngày [Em]nào chim hót thật [A]nhanh,
rừng vụt [Em]ngàn chim sẻ bay [A]quanh,
trên cây cổ [D]thụ vang [Bm]lời chim [Em]ca.
(Trích bài ca cổ "Quê Anh Quê Em", tác giả Trọng Nguyễn)
Hợp âm Lý Phước Châu dây kép (Gm)
{chầu} [Dm] [G] [Dm] [G] [F] [Dm] [F] [G]
[G]Bao năm dài xa [C]cách
[G]Con nhớ thầy kính [G]yêu
[G]Giáo lý siêu huyền [Dm]diệu
[C]Không phai mờ cho dẫu tháng [G]năm
[C]Con nguyền học tập chỉ [G]chăm...
[C] (--) [G]
Trong [C]lòng gìn trọng [Gm]ân
Tham, [F]si bớt đi nào [Gm]sân
Con [C]mong sẽ tu thành [C]nhân
[Gm]Luôn vững tin hoằng [Gm]khai
Tu [C]nhân quyết không hề [C]lay
Bền [Gm]lòng chẳng quản chông [C]gai.
Tám [Gm]điều răn cấm không [C]sai
Thân tâm an [F]lạc đạo, [Dm]đời chung [Gm]vai...
(Trích bài "Nhớ Đức Tôn Sư", tác giả Phương Yến Lệ)
Hợp âm Lý Phước Châu dây xề kép (Am)
{chầu} [Em] [A] [Em] [A] [G] [Em] [G] [A]
[A]Ôi biển trời xanh [D]biếc
[A]Sóng nhẹ nhàng nhấp [A]nhô
[A]Trên cao hải âu chao [Em]liệng
Thương [D]nhiều biển đảo của chúng [A]ta
Yêu [D]nhiều anh lính đảo Trường [A]Sa
[D][A]
Cho [D]dù nơi [Am]đâu
Ta [G]luôn mến yêu Trường [Am]Sa
Quê [D]hương đảo ta là [D]đây
[Am]Xin khắc ghi vào [Am]tim
Thương [D]sao đảo ta trùng [D]khơi
Vượt qua [Am]ngàn hải lý gian [D]nan
Luôn vững [Am]bền trước sóng gió gian [D]lao
Lòng ta vẫn [G]nguyện yêu [Em]hoài Trường [Am]Sa.
(trích bài tân cổ "Cảm Xúc Trường Sa", tác giả Điền Trung)
Chia sẻ hợp âm điệu Lý Bông Dừa dành cho các bạn đam mê bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử - cải lương. Có thể ứng dụng trong tập luyện, giao lưu, biểu diễn, hòa âm phối khí. Đây là hợp âm theo cảm nhận cá nhân, tùy mỗi người có thể có cách hòa âm khác nhau.
Hợp âm Lý Bông Dừa dây đào (Dm)
Vết thương [Dm]lòng còn đó chưa phai mờ [G]
Vì câu son [Bb]sắt trong [C]tim vẫn còn khắc [F]ghi.
Mà [G]sao đời xẻ đôi [Dm]đàng, sống chết chia [G]lìa thôi hết gặp [Am]nhau.
Nhìn [G]con lệ thắm hoen [Dm]mi, bàn tay thơ [G]dại...kiếm [Am]tìm mẹ [Dm]yêu.
(Trích cải lương "Dòng Đời Nghiệt Ngã)
Hợp âm Lý Bông Dừa dây xề đào (Em)
Bây [Em]giờ đời lẻ loi riêng [A]mình.
Tìm đâu cho [Em]thấy bóng hình dấu [G]yêu.
Tìm [A]đâu khi sớm khi [Em]chiều.
Bên mái hiên [A]nghèo ấm ấm lời [Bm]thơ.
Người [A]đi lìa bỏ trần [Em]nhơ, bài thơ chung [A]tình thôi đành bơ [Em]vơ.
(Trích cải lương "Con Trai Người Nữ Trù")
Hợp âm Lý Bông Dừa dây kép (Gm)
Bây [Gm]giờ qua muốn đi nơi [C]nào.
Hàm Luông Chợ [D#]Lách, Mỏ [F]Cày, Cổ [Bb]Chiên.
Giồng [C]Trôm, Thạnh Phú, Châu [Gm]Thành.
Lương Quới, Mỹ [C]Lồng, hay về Trúc [Dm]Giang.
Bậu cho [C]qua theo về tới Ba [Gm]Tri.
Ngộ chưa? Từ [C]đầu em đâu có về Ba [Gm]Tri.
(Trích tân cổ "Phải Lòng Con Gái Bến Tre", lời vọng cổ Trần Tuấn Kiệt, tân nhạc: Phan Ni Tấn, ý : Luân Hoán)
Hợp âm Lý Bông Dừa dây xề kép (Am)
Bao ngày, lòng nhớ thương vơi đầy.
Miền quê yêu đấu, khắc ghi bóng hình Má tôi.
Vì con, mà tóc xanh phai màu.
Năm tháng dãi dầu, Má nào có đâu buồn than.
Ngày con rời cách xa làng quê.
Nhiều năm má yêu trông chờ "ráng học hành nghe con".
(Trích tân cổ "Má ơi", tác giả Nguyễn Văn Lên).
Hợp âm Lý Mỹ Trà cải lương
Chia sẻ hợp âm điệu Lý Mỹ Trà dành cho các bạn đam mê bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử - cải lương. Có thể ứng dụng trong tập luyện, giao lưu, biểu diễn, hòa âm phối khí.
Chia sẻ hợp âm điệu Lý Mỹ Trà dành cho các bạn đam mê bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử - cải lương. Có thể ứng dụng trong tập luyện, giao lưu, biểu diễn, hòa âm phối khí. Đây là hợp âm theo cảm nhận cá nhân, tùy mỗi người có thể có cách hòa âm khác nhau.
Hợp âm Lý Mỹ Trà dây đào (Dm)
Phút chia [Dm]ly nhói tim [Dm]đau lòng tan nát [Dm]lòng
Vời vợi [F]xa buồn mà [Bb]chi hỡi cố nhân [Dm]ơi
Phút giây [Gm]này không nói nên [Gm]lời, thời son [Am]sắc
[Dm]đã lỗi câu thề [Bb]ước lối xưa còn [Dm]đó đớn đau tim [F]người...tình [Dm]chung.
Hợp âm Lý Mỹ Trà dây xề đào (Em)
Phút chia [Em]tay tiễn anh [Em]đi trường sa giết [Em]thù
Tình nương [G]ơi cầm tay [C]nhau lưu luyến xa [Em]nhau
Chốn sa [Am]trường thiếp mong [Am]chờ ngày chiến [Bm]thắng
[Em]Tiếng quân reo rộn [C]rã khúc ca đoàn [Em]viên duyên sắc [G]cầm...đôi [Em]ta.
(Trích ca cảnh "Khúc Biệt Ly")
Hợp âm Lý Mỹ Trà dây kép (Gm)
Chính tay [Gm]tôi bóp nát con [Gm]tim người yêu thuở [Gm]nào
Lời thề [Bb]xưa giờ bay [D#]theo những cánh thơ [Gm]rơi
Chốn xa [Cm]nào tôi vẫn nguyện [Cm]cầu em tròn hạnh [Dm]phúc
[Gm]Đã trôi theo dòng [D#]nước những câu thề [Gm]ước khổ đau [Bb]này...mình tôi [Gm]mang.
(Trích tuồng cải lương "Mây Chẳng Buồn Trôi")
Hợp âm Lý Mỹ Trà dây xề kép (Am)
Nín đi [Am]em khóc thêm [Am]chi làm tan nát [Am]lòng
Kề cận [C]nhau mình lại [F]trao bao ước mơ [Am]xưa
Biển dâu [Dm]nào xui khiến xa [Dm]rời cho đời hoang [Em]vắng
[Am]Để cho tình [F]lỡ kẻ đi người [Am]ở sống trong khổ [C]sầu...bao [Am] năm.
(Trích tuồng cải lương "Từ Hôn")
Hợp âm Lý Chiều Chiều Huế cải lương
Chia sẻ hợp âm điệu Lý Chiều Chiều dành cho các bạn đam mê bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử - cải lương
Chia sẻ hợp âm điệu Lý Chiều Chiều dành cho các bạn đam mê bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử - cải lương. Có thể ứng dụng trong tập luyện, giao lưu, biểu diễn, hòa âm phối khí. Đây là hợp âm theo cảm nhận cá nhân, tùy mỗi người có thể có cách hòa âm khác nhau. Ở một số địa phương, Lý Chiều Chiều Huế còn được gọi một cách dân dã là "Lý Chiều Chiều Miền Trung".
Dây đào (Dm)
[Dm]Người về nơi ngàn [Dm]trùng
Sao [F]rơi rớt [Am]trên cuộc [Dm]đời
[Dm] Ru tiếng ru ngàn [F]năm như [Bb]tiếng người [G] xa cuộc [Am]đời trở về cội [Dm]nguồn.
(Trích cải lương "Hương Trầm Cho Mẹ")
Dây xề đào (Em)
[Em]Lời của người bạn [Em]tình nghe [G]sao thiết [Bm]tha êm [Em]đềm
[D]Năm tháng sao đành [G]quên, anh [C]hỡi tình [A]anh tựa như sông [Bm]dài mãi suốt đời [Em] em.
(Trích cải lương "Nước Lớn Nước Ròng")
Dây kép (Gm)
[Gm]Hè nay lại [Gm]về nhưng [Bb]em chớ [Dm]nên u [Gm]buồn
[Gm]Anh đã trao cùng [Bb]em yêu [D#]dấu
Hạ [C]thương đầy vơi tâm [Dm]tình nói trọn lòng [Gm]mình.
(Trích tân cổ "Hạ Thương")
Dây xề kép (Am)
[Am]Dù khổ nghèo còn [Am]dài em [C]ơi chớ [Em]vương ưu [Am]phiền
[G]Khi có anh kề [C]em hai [F]đứa mình [D]chung vòng tay xây [Em]đời ấm no ngày [Am]mai.
(Trích cải lương "Nước Lớn Nước Ròng")